==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==
Trải nghiệm côn đảo khám phá Chùa Núi Một - Côn Đảo hay còn gọi là Vân Sơn Tự được khánh thành ngày 3 tháng 12 năm 2011 do Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu tâm linh của nhân dân Côn Đảo và Lữ khách thập phương.
khách thăm quan chương trình côn đảo sẽ được chứng kiến những hình ảnh man rợ mà các chiến sĩ cách mạng đã phải chịu đựng trong thời gian qua. hành trình Côn Đảo sẽ dựng lại bức trang tàn khốc và ác liệt của giặc đã hành hạ các chiến sĩ cách mạng của quân đội ta thời ấy.
Hành trình côn đảo viếng tham mộ chị sáu, Thế hệ chúng tôi, thời tuổi trẻ, ai mà chẳng thuộc bài hát ca ngợi chị Võ Thị Sáu: Mùa hoa lêkima nở, ở quê ta miền đất đỏ, thôn xóm vẫn nhắc tên người anh hùng đã chết cho đời sau.
Không chỉ miền đất đỏ nhắc tên chị, mà cả nước này đều đã nhắc tên chị, bởi chị chết cho đất này "chết cho đời sau", cho nên những đời sau sẽ phải sống như thế nào cho xứng với cái chết của chị.
Côn Đảo có tất cả 16 hòn đảo lớn nhỏ, quây quần bên nhau tựa như một chuỗi ngọc trên biển cả mênh mông. Mỗi hòn đảo lại có một vẻ đẹp riêng, hòn to, hòn nhỏ, hình dáng khác nhau, viền xung quanh những hòn đảo lớn là những bãi cát mịn, chói lòa ánh nắng. Mỗi đảo lại có một vẻ đẹp riêng nhưng nói đến chương trình sinh thái thì Hòn Tài là nổi bật hơn cả.
hành trình côn đảo tham quan Hòn Bảy Cạnh là hòn đảo lớn thứ hai trong số 16 hòn đảo thuộc quần đảo Côn Đảo, có số lượng rùa biển lên đẻ nhiều nhất Việt Nam.Mỗi năm có đến hàng trăm cá thể rùa mẹ lên bãi đẻ trứng. Toàn bộ đảo được che phủ bởi rừng nhiệt đới nguyên sinh, với thành phần động, thực vật rừng rất phong phú.
Vịnh Côn Sơn ngày nay không chỉ là một đi tích lịch sử để tìm về nơi đây kí ức như hiện về những hình ảnh anh hùng của những cha anh đi trước, sự đau đớn, đổ máu thịt mang lại hòa bình như ngày nay.
Ở Côn Đảo (tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu) có một ngôi miếu gọi là miếu Bà, cũng có tài liệu ghi là An Sơn miếu, nhưng phổ biến nhất là tên gọi đền thờ bà Phi Yến. Cũng phải nói ngay rằng miếu Bà là ngôi miếu duy nhất ở Côn Đảo, ngày 18-10 âm lịch hàng năm, có diễn ra lễ hội trang trọng do ngành văn hóa tổ chức. Miếu Bà đã được UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu quyết định xếp hạng di tích cấp tỉnh và là một trong những hạng mục của dự án quy hoạch tổng thể trùng tu, tôn tạo và phát huy tác dụng di tích lịch sử Côn Đảo theo quyết định số 264/2005/QĐ-TTg ngày 25-10-2005 của Thủ tướng Chính phủ về đề án phát triển kinh tế-xã hội huyện Côn Đảo đến năm 2020. Có thể nói miếu Bà là một trong rất ít di sản văn hóa dân gian của Côn Đảo. được xây dựng từ năm 1785 để thờ Bà Phi Yến – vợ của chúa Nguyễn Ánh (vua Gia Long).
Hành trình côn đảo tìm về với Nghĩa trang Hàng Dương rộng 190.000m2, gồm 3 khu : khu A, khu B và khu C. Theo số liệu ước định có khoảng: 20.000 tù nhân đã chết ở Côn Đảo. Tuy nhiên không phải tất cả đều nằm ở Hàng Dương. Nghĩa địa tù được lập ở khu vực Chuồng Bò, sau dời lên Hàng Keo. Từ năm 1944, chế độ khủng bố trắng sau cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ đã giết hại hàng ngàn tù nhân.
côn đảo khám phá trại tù phú sơn, Phú Hải Đây là trại giam cổ nhất Côn Đảo, còn có tên là Bange 1, được Pháp xây dựng năm 1862 với diện tích khỏang 12.000m2, với 10 phòng giam tập thể, 20 xà lim (hầm đá), 2 hầm xay lúa (nơi bác Tôn Đức Thắng bị giam giữ), 1 khu đập đá (nơi cụ Phan Chu Trinh bị đày và để lại bài thơ “ Đập đá Côn Lôn”.
hành trình côn đảo Tham Quan Khu biệt lập chuồng bò do Mỹ xây dựng năm 1930 được mở rộng thêm vào năm 1963 thời Mỹ-Nguỵ còn gọi là trại An Ninh Chuồng Bò.
Hành trình Côn Đảo khám phá Chuồng cọp gồm hai khu, mỗi khu 2 dãy, mỗi dày 20 chuồng, phía trên có giàn song sắt, có hành lang để gác ngục hành hạ người tù bất kể lúc nào chúng muốn. Ngoài ra, còn có 60 phòng không có mái che được gọi là phòng "phòng tắm nắng" (chia làm 4 dãy, mỗi dãy 15 phòng). Phòng tắm nắng còn là nơi dùng để hành hạ phơi nắng, phơi mưa người tù hoặc là lôi người tù ra đó để đánh đập tra tấn..
chương trình Côn Đảo tham quan dinh Chúa đảo nằm trong một khuôn viên rộng chừng 2 hecta đối diện với Cầu tàu lịch sử 914. Đã có 53 đời Chúa đảo ngự trị ở đây, tại đây chúng đã đề ra các chính sách, biện pháp hà khắc để đàn áp, tra rấn dã man đối với người tù. Ngày nay, căn nhà ấy được dùng làm nơi trưng bày tội ác của chúng.Trong số 53 đời Chúa đảo, có những tên mà sự tàn ác của chúng đồng nghĩa với chế độ giết người – nơi mệnh danh là “Địa ngục trần gian”, mà tên chúa đảo Andouard thời Pháp là một trong số đó.