==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Chương trình Côn Đảo khám phá Chuồng cọp gồm hai khu, mỗi khu 2 dãy, mỗi dày 20 chuồng, phía trên có giàn song sắt, có hành lang để gác ngục hành hạ người tù bất kể lúc nào chúng muốn. Ngoài ra, còn có 60 phòng không có mái che được gọi là phòng "phòng tắm nắng" (chia làm 4 dãy, mỗi dãy 15 phòng). Phòng tắm nắng còn là nơi dùng để hành hạ phơi nắng, phơi mưa người tù hoặc là lôi người tù ra đó để đánh đập tra tấn..

 

Ngày 6/6/1964, Mỹ đã đưa gần 500 tù chính trị câu lưu về biệt giam chuồng cọp. Từ 1965, tù chính trị chống chào cờ, chống ly khai ở hầm đá, ở trại II, trại III đều bị đưa về chuồng cọp. Từ năm 1968, họ đã còng tất cả các tù nhân chuồng cọp, dùng sào nhọn bịt đồng từ trên cao chọc xuống, bớt cơm, bớt nước, không cho tắm rửa, không cho ăn rau, khiến hơn 4.000 tù nhân bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Các cuộc đấu tranh của tù nhân đều bị gậy bịt đồng và vôi bột đàn áp.

Biệt Giam Chuồng Cọp - Côn Đảo - Ảnh 1

Côn Đảo - nhà tù lớn nhất và thuộc loại lâu đời nhất ở VN. Trong 113 năm tồn tại (1862-1975), nơi đây đã giam cầm, đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước VN.

Côn Đảo cũng là “trường đại học” lớn nhất của những người cộng sản. VớiCôn Đảo không chỉ là những câu chuyện kiên trung của người cách mạng, mà còn là những câu chuyện tình người, tình yêu trong chốn “địa ngục trần gian”.

Chuồng Cọp là nơi giam cầm và tra tấn tù nhân dã man và tàn bạo nhất của hệ thống nhà tù Côn Đảo. Tại đây, hàng ngàn tù nhân nam lẫn nữ đã bị hành hạ khổ sai, nhiều chiến sĩ cách mạng, người yêu nước đã hi sinh vì những nhục hình ở nơi này.

Khu trại giam được xây dựng năm 1940 trên địa bàn huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Trại giam có tổng diện tích: 5.475m2. Trong đó, diện tích phòng giam: 1.408m2, Phòng tắm nắng: 1.873m2, Khoảng trống: 2.194m2. Chuồng cọp gồm hai khu, mỗi khu 2 dãy, mỗi dày 20 chuồng, phía trên có giàn song sắt, có hành lang để gác ngục hành hạ người tù bất kể lúc nào chúng muốn. Ngoài ra, còn có 60 phòng không có mái che được gọi là phòng "phòng tắm nắng" (chia làm 4 dãy, mỗi dãy 15 phòng). Phòng tắm nắng còn là nơi dùng để hành hạ phơi nắng, phơi mưa người tù hoặc là lôi người tù ra đó để đánh đập tra tấn..

Ngày 6/6/1964, Mỹ đã đưa gần 500 tù chính trị câu lưu về biệt giam chuồng cọp. Từ 1965, tù chính trị chống chào cờ, chống ly khai ở hầm đá, ở trại II, trại III đều bị đưa về chuồng cọp. Từ năm 1968, họ đã còng tất cả các tù nhân chuồng cọp, dùng sào nhọn bịt đồng từ trên cao chọc xuống, bớt cơm, bớt nước, không cho tắm rửa, không cho ăn rau, khiến hơn 4.000 tù nhân bị suy dinh dưỡng trầm trọng. Các cuộc đấu tranh của tù nhân đều bị gậy bịt đồng và vôi bột đàn áp.

Côn Đảo - nhà tù lớn nhất và thuộc loại lâu đời nhất ở VN. Trong 113 năm tồn tại (1862-1975), nơi đây đã giam cầm, đày đọa hàng chục vạn chiến sĩ cách mạng và những người yêu nước VN.

Biệt Giam Chuồng Cọp - Côn Đảo - Ảnh 2

Côn Đảo cũng là “trường đại học” lớn nhất của những người cộng sản. Với Côn Đảo không chỉ là những câu chuyện kiên trung của người cách mạng, mà còn là những câu chuyện tình người, tình yêu trong chốn “địa ngục trần gian”.

Chuồng Cọp là nơi giam cầm và tra tấn tù nhân dã man và tàn bạo nhất của hệ thống nhà tù Côn Đảo. Tại đây, hàng ngàn tù nhân nam lẫn nữ đã bị hành hạ khổ sai, nhiều chiến sĩ cách mạng, người yêu nước đã hi sinh vì những nhục hình ở nơi này.

“Bây giờ nhớ lại vẫn còn cảm giác rùng mình. Phụ nữ ở trong lao tù bao giờ cũng phải chịu nhiều đau khổ hơn nam giới. Những đòn tra tấn dã man, tàn bạo xảy ra với các chị em bị giam ở khu chuồng cọp tưởng như không thể xảy ra trong thế giới văn minh, nhưng đã xảy ra, kinh hoàng” - bà Hoàng Thị Khánh, trưởng ban liên lạc tù chính trị Côn Đảo, nguyên chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Thành ủy TP.HCM, hồi ức về những ngày trong ngục tù Côn Đảo. Người nào đã bị đưa vào chuồng cọp thì xem như cái chết đã cận kề. Tù nhân vào đây khoảng ba tháng thường là sẽ chết vì bị xiềng chân, bị tra tấn, bị bỏ đói.

Cuối năm 1969, trước phong trào đấu tranh quyết liệt của các nữ tù nhân ở khám Chí Hòa, chính quyền Sài Gòn thấy tình hình bất lợi nên quyết định đày nữ tù nhân ra Côn Đảo. Cuộc đi đày lần đó được gọi là “đi bằng lưng”, bởi các chị chống quyết liệt, những người ép các chị đã đánh đập bằng dùi cui, ma trắc, lựu đạn cay rồi còng lại, vác từng người lên lưng, vứt lên xe chở đi.

Ra đến đảo, 342 chị em bị đẩy ngay vào chuồng cọp. Chuồng cọp có hai khu, mỗi khu có 60 chuồng và 30 hầm đá, giam giữ trên 400 người. Có thời kỳ các khu chuồng cọp nhốt cả hàng ngàn người. Cứ năm người bị nhốt vào một chuồng bề ngang 1,45m, dài 2,5m. Ăn, ngủ, tiểu tiện gì cũng chung một chỗ. Chị em phải thay phiên nhau kẻ ngồi, người nằm. Đêm ngủ phải thay phiên nhau kẻ thức, người ngủ, phải thường xuyên nằm chồng lên nhau như “cá mòi xếp hộp”.

“Ăn cơm nấu lõng bõng với mắm thúi, giòi bọ và khô mục đắng nghét. Chén đũa để trong thùng đất cát bụi bặm, cho bầy chó liếm đi liếm lại rồi sớt cơm cho tù ăn” - nữ tù chuồng cọp Nguyễn Thị Ni, quê ở Gò Công Đông, Tiền Giang, kể. Khi tắm, chị em gom phần nước của năm người lại cho một người tắm, luân phiên nhau năm ngày mỗi người được tắm một lần.

Nước tắm cũng phải dùng lại tới ba bốn lần: nước “nhất” tắm trên đầu, nước “nhì” tay chân, cho đến nước “chót” thì đã đen ngòm. “Nước này được tận dụng tiếp để giặt đồ” - bà Hoàng Thị Khánh nhớ lại. Để duy trì được sức đấu tranh, chị em phải bắt mối cánh, thằn lằn bò trên vách đá ăn cho có chất đạm. Ở đây chim sẻ rất nhiều, thỉnh thoảng có con rớt xuống chuồng cọp, chị em liền bắt lấy, nhổ lông, xé tơi ra cho vào chảo ủ nóng, lát sau đem ăn.

Trong khu chuồng cọp lúc đó có má Sáu bị mù hai mắt, chị em thường gọi là bà Sáu mù. Bà tên thật là Nguyễn Thị Chỉ, quê Quảng Nam, dù đã 70 tuổi, mắt bị mù nhưng vẫn khí phách đấu tranh chống chào cờ, chống nội qui của nhà tù. Một lần, nhà tù bày kế đưa bà ra giam chung với những chị đã chịu chấp hành nội qui, đưa ra một mâm cơm thịnh soạn gồm đĩa rau muống và trứng vịt luộc nóng hổi. Biết đây là mưu kế, bà buông đũa không ăn, xin về lại chung chuồng với chị em đấu tranh, chấp nhận ăn khô mục mắm thúi mà kiên trung cùng chị em.

Chỉ trong vòng năm năm, tòa án quân sự đặc biệt của chính quyền Sài Gòn đã tuyên án tử hình hơn 200 tù chính trị, hầu hết thuộc Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam. “Có một kỷ niệm cứ in đậm mãi trong ký ức của tôi về tình đồng chí, về sự cảm phục một con người yêu nước. Đó là kỷ niệm về nhà sư yêu nước Thích Hành Tuệ, một người tu hành nhưng có lòng yêu nước nồng nàn bị giam giữ trong chuồng cọp, kiên quyết không khuất phục trước mọi đòn tra tấn dã man và hi sinh nơi chốn lao tù”

Năm 1966, ông bị bắt, chính quyền Sài Gòn đưa ông ra Côn Đảo lưu đày và nhốt trong chuồng cọp. Tại Côn Đảo, ông kiên quyết không chào cờ chính quyền Sài Gòn và không chịu hô khẩu hiệu “chống cộng”, giám thị nhà tù đánh ông rất tàn bạo nhưng vẫn không khuất phục được ông. Tháng 7-1970, khi phái đoàn Quốc hội Mỹ vào thăm chuồng cọp, nhà sư đã lớn tiếng tố cáo: “Tôi là một tăng sĩ Phật giáo, tôi bị nhốt vào đây vô cớ chỉ vì tôi yêu nước, tôi đấu tranh đòi lập lại hòa bình cho dân tộc Việt Nam”.

Nhà sư đã cùng với các tù nhân chuồng cọp la to: “Tôi đói, tôi khát, tôi bị đòn...”. Khi phái đoàn đi khỏi, các cai ngục lôi nhà sư ra đánh trả thù. Một cai ngục hỏi: “Tại sao mày đi tu mà không chịu chào cờ quốc gia? Không chịu hô đả đảo Hồ Chí Minh?”. Nhà sư oằn người vì đòn roi nhưng vẫn hiên ngang nói: “Cụ Hồ là vị anh hùng cứu quốc của dân tộc nên tôi luôn kính trọng, làm sao mà đả đảo được. Còn lá cờ ba que không phải là cờ của tổ quốc tôi”.

Biệt Giam Chuồng Cọp Côn Đảo

Biệt Giam Chuồng Cọp Côn Đảo
58 6 64 122 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==