==HOTLINESHOW== ==HOTLINESHOWOTHER==

Đến với Côn Đảo, khách thăm quan không chỉ đến với những di tích lịch sử hào hùng và bãi cát hoang sơ trải dài. Nơi đây còn có rất nhiều đặc sản và những món ăn ngon để Lữ khách có thể thưởng thức và mua về làm quà cho người thân. Côn Đảo có nhiều đặc sản hấp dẫn mà các bạn có thể lựa chọn như: sá sùng, mắm nhum, mứt hạt bàng ... 

Đặc Sản Sá Sùng Côn Đảo

hành trình côn đảo thưởng thức món Sá sùng Côn Đảo còn gọi là trùn biển sống nhiều ở các đụn cát ven biển các tỉnh miền Trung. Khi thủy triều xuống, trong những ngày hè này người dân ven biển xóm chài rủ nhau ra các bãi cát để đào bắt sá sùng về chế biến những món ăn ngon hoặc bán cho các thương lái.

Đặc Sản Sá Sùng Côn Đảo

Theo những người chuyên làm nghề bắt sá sùng thì chúng thường xuất hiện theo con nước lên xuống vào những ngày đầu tháng và ngày rằm. Tuy không ai tận mắt nhìn thấy chúng di chuyển thế nào, nhưng căn cứ vào những dấu vết ngoằn nghoèo để lại trên cát thì phỏng đoán rằng ban đêm chúng trồi lên mặt cát để giao phối và khi mặt bắt đầu ló dạng mới rúc sâu vào trong cát.

Theo như nghiên cứu của các tài liệu khoa học thì sá sùng có nhiều giá trị dinh dưỡng như axit amin, glyxin, alanine, glutamin, succinic... và nhiều taurine, khoáng chất. Còn bên Đông y cho rằng sá sùng có vị mặn, tính mát, có tác dụng bổ dương thanh nhiệt, thanh phế kiện tỳ. Chủ trị các chứng bệnh như cốt chưng triều nhiệt, âm hư đạo hãn, hung muộn, phế hư khái thấu đàm đa, dạ niệu, nha ngân thũng thống...
Sau khi bắt sá sùng về còn phải qua những công đoạn sơ chế công phu khác nữa mới dùng được bởi khi sống nó chỉ như một chiếc túi cát mỏng tang. Vì thế đầu tiên phải thả sá sùng vào nước biển, lộn ruột chúng bỏ hết cát ra ngoài rồi rửa bằng muối cho bớt tanh mới có thể chế biến món ăn.

Sá sùng tươi có thể chế biến thành các món nhưng ngon như nấu cháo, nấu canh, nướng vàng, xào chua ngọt, chiên giòn, làm gỏi...nhưng ngon nhất vẫn là món nướng chấm tương ớt, muối tiêu chanh. Thịt sá sùng nướng vừa giòn, mềm lại dai dai, béo bùi và ngọt nên càng ăn càng thấy ngon.
Để sử dụng lâu dài và mang đi xa sá sùng thường được sơ chế bằng cách phơi khô. Cho sá sùng làm sạch sẽ vào luộc sao cho không chín hẳn mà cũng không bị ươn, rồi mang ra nắng thật to phơi hai nắng là được. Khi sá sùng phơi khô hình dạng trông giống như miếng vỏ cây khô quăn queo có thể để lâu dùng dần dần.

Trước đây, khi chưa có bột ngọt, sá sùng được coi là thứ gia vị để chế ra những nồi nước dùng, nồi canh có hương vị thơm ngọt đặc biệt, nhất là nước phở, đến nỗi có người cho rằng loại giun biển này chính là linh hồn của phở Bắc. Chỉ cần rang vài gram sá sùng khô cho vào một túi lưới thả vào nồi nước lèo thì món ăn trở nên đậm đà hơn rất nhiều.

Ngoài ra, nhiều gia đình cũng sử dụng sá sùng khô thay tôm cho các món canh rau dền, canh bầu...
Nhìn vẻ bề ngoài của sá sùng cũng không được bắt mắt nên ít người dám ăn món này, nhưng nếu thử qua một lần chắc chắn sẽ ấn tượng với món ăn độc đáo này.

Mứt Hạt Bàng Côn Đảo

trải nghiệm Côn Đảo khách thăm quan sẽ thấy những người dân Côn Đảo nói rằng mứt bàng là đặc sản được nhiều Lữ khách ra đây ưa thích và mua về làm quà xứ đảo, tôi ngạc nhiên và tưởng mình nghe lầm. khách thăm quan đến Tour chương trình Côn Đảo thường lựa chọn mứt hạt bàng làm quà lưu liệm cho những người thân sau những chuyến đi. 

Mứt hạt bàng có hai loại, mặn và ngọt, được rang với muối hay với đường. Người ta lượm từng quả bàng chim ăn rụng, đem về phơi khô chừng bốn năm nắng rồi dùng dao đập vỏ tách lấy hạt. Mất vài giờ đồng hồ vừa chẻ vừa vừa tách trái bàng, dùng tăm khều lấy hạt ra cũng chỉ được vài trăm gam hạt. Sau đó đem rang lên cho khéo để có được những hạt bàng mập mạp đều nhau.

            Mứt Hạt Bàng Côn Đảo

Hạt bàng sau khi tách ra có màu nâu thẫm như màu gỗ, cắn ra làm đôi sẽ thấy từng lớp màu trắng ngà bên trong xếp cuộn vào nhau như từng vòng đời của cây. Hạt bàng rang có vị bùi bùi và giòn tan khi đưa vào miệng. Mứt hạt bàng là một món quà đặc sản mang đậm dấu ấn khi đi hành trình Côn Đảo. Đến đây mới thấy cuộc sống của người dân nơi đây gắn liền với cây bàng như thế nào. Cây bàng mọc thành hàng thẳng tắp dọc theo những con đường ven biển, và có mặt ở mọi ngóc ngách đường phố. Ở Côn Đảo có những cây bàng cổ thụ hai ba người ôm không xuể.

Quả bàng chín rộ vào mùa hè, tầm tháng 7, tháng 8. Giá bán mứt hạt bàng khá cao, 45.000 đồng một lọ ngọt chừng 200 gam và 55.000 đồng cho lọ mặn cùng trọng lượng. Vào lúc trái mùa, thời tiết khắc nghiệt, mứt hạt bàng có khi lên đến 500.000 đồng – 600.000/kg, vẫn không có đủ bán cho Lữ khách .

Đến đây, khách thăm quan sẽ được nghe những câu chuyện của cây bàng gắn liền với cuộc sống của những người tù bị lưu đày ở vùng đất Côn Đảo. Vào những mùa đông giá rét, hay mùa hè oi bức, những chiếc lá bàng rụng được tù nhân lượm về cất giấu, lót trên nền đá của trại giam để nằm, mong chống chọi với thời tiết khắc nghiệt. Quả bàng và cả những chiếc lá bàng non có lúc được dùng lót dạ qua ngày. Lá bàng còn được dùng thay giấy để viết thông tin liên lạc giữa những bạn tù hay chép những vần thơ của họ. Mùa cây bàng thay lá được những người tù ghi dấu tháng năm trôi qua chốn địa ngục trần gian giữa biển khơi.

Mắm Nhum Côn Đảo

Ẩm thực Côn Đảo ngoài những vị ngọt của hải sản, vị lạ của mứt hạt bàng thì còn có vị mặn của các loại mắm được chế biến riêng theo nguyên liệu chính của xứ biển nơi đây. Một trong những hương vị được xem là quý tộc miền biển, ai đã từng thưởng thức mắm Nhum được cho là một người may mắn và từng trải.

 

Mắm Nhum Côn Đảo

 

 

 

Mắm nhum Côn Đảo ít phổ biến như các loại mắm khác. Không phải nhà nào cũng có mắm nhung, được bán rất ít ở chợ. Thế nên nhiều lúc, có tiền cũng không thể mua được mắm nhum... Những ai đã từng được thưởng thức món mắm nhum thì sẽ còn nhắc đến hoài

Nguyên liệu chủ yếu để chế biến mắm là con nhum (nhím biển). Loài nhum này có kích thước không lớn, ít thịt, không dễ đánh bắt và cách làm mắm nhum cũng rất công phu. Đầu tiên, người ta đem thịt nhum đã làm sạch bỏ vào chum hay hũ sành sau đó rắc muối hầm lên. Hũ đựng nhum sau khi đậy nắp kín đem vùi vào bếp tro hoặc phơi nắng khoảng 20 ngày thì mắm nhum chín.
 
Khi chín, mắm có màu đỏ đục trông rất hấp dẫn. Khi nếm thử, khách thăm quan cảm nhận được vị ngọt của thịt nhum lan ra khắp đầu lưỡi, kèm theo vị mằn mặn của biển, vị chua, bùi, béo rất đặc trưng. 
 
Mắm nhum rất giàu dinh dưỡng, ngon, bổ lại có màu đỏ, thơm lừng, sóng sánh màu hổ phách. Mắm nhum Côn Đảothường được dùng chấm các món luộc hoặc các món cuốn bánh tráng. 
 
Có lẽ vì vị ngon và mùi vị đặc trưng đó mà người già trên hòn đảo xinh đẹp này truyền rằng trước đây loại mắm nhum chỉ được dùng để tiến vua. Những người thuộc dòng dõi quý tộc mới được đụng đũa vào loại mắm quý này. Ngày nay dù không dùng để tiến vua nữa nhưng mắm nhum vẫn chưa phổ biến như các loại mắm khác, đặc biệt mắm nhum thì phải mua ở Côn Đảo mới ngon. 

Mắm hàu Côn Đảo

trải nghiệm Côn Đảo, thưởng thức các loại hải sản là chuyện thông thường, bên cạnh đó khách thăm quan sẽ thích thú hơn với món ăn độc đáo, lạ miệng, đó là mắm hàu. Bên cạnh mắm nhum, mắm hàu sẽ là hương vị khó phai khi Lữ khách thưởng thức những món đặc sản nơi đây.

Mắm hàu Côn Đảo

 

Ở Côn Đảo, mắm hàu là thứ nước chấm bình dân không thể thiếu trong bữa ăn hàng ngày, đôi khi trở thành món ăn chính trong những ngày biển động. Còn với khách thăm quan, khi ra thăm đảo, lúc về đất liền thường mang theo những chai mắm hàu để làm quà cho người thân...thưởng thức 

Lữ khách có thể quen thuộc với các món ăn chế biến từ hàu như hàu mù tạt, cháo hàu, hàu đúc trứng  nhưng mắm hàu thì có lẽ còn ít ai biết tới. Dù mắm hàu mới được làm ra ở Côn Đảo trong một vài năm nay nhưng nó đã có một chỗ đứng nhất định trong cuộc sống thường ngày của người dân Côn Đảo, được nhiều khách thăm quan chấp nhận qua những món ăn chấm với mắm hàu đậm đà hương vị biển.

Nguyên liệu chính để chế biến mắm hàu chính là con hàu có sẵn trong thiên nhiên, sống rất nhiều ở bãi đá chung quanh các hòn của quần đảo Côn Lôn. Hàng ngày, chờ cho thủy triều xuống, những người làm mắm hàu chạy ghe ra các hòn để gõ hàu lấy ruột. Đồ nghề mang theo là một chiếc búa mỏ nhọn, một chiếc nhíp gắp và một chiếc ca nhựa. Người ta dùng chiếc búa mỏ nhọn này gõ vào miệng con hàu sữa nhỏ bằng ngón tay cái, sau đó lật nhẹ lớp vỏ bên trên rồi lấy nhíp gắp miếng thịt trắng bên trong cho vào ca nhựa. 

Mang về nhà, ruột hàu được đãi rửa sạch sẽ và để cho ráo nước. Sau đó đảo đều với muối, ớt bột, rượu v.v... theo tỉ lệ phần trăm rồi đóng chai. Khoảng hai mươi ngày sau, chai mắm hàu đổi màu, lúc phần thịt nổi lên trên còn phần nước lắng phía dưới có màu đỏ tươi là ăn được. Tuy nhiên thời gian ủ càng lâu thì mắm càng ngấu, dậy mùi thơm nồng và ăn càng ngon. Tương tự như mắm cá linh, khi ăn phải nêm vào một ít tỏi - ớt - chanh - đường để mắm có thêm phần chua - cay - ngọt - mặn. 

Ăn chung với mắm hàu ngon nhất là bánh tráng cuốn với thịt ba rọi - bún - rau sống... Nếu mắm hàu làm tốt sẽ nổi tiếng chẳng thua kém gì nước mắm cá cơm Phú Quốc.

Những Đặc Sản Côn Đảo Hấp Dẫn ( P1 )

Những Đặc Sản Côn Đảo Hấp Dẫn ( P1 )
12 1 13 25 bài đánh giá
==HOTLINESHOW==